Phân biệt GIÁM SÁT và QUẢN LÝ
LƯỚT QUA VỀ ĐỊNH NGHĨA SƠ SƠ NHÉ!
Giám sát: Là vị trí mà người phụ trách một nhóm người, phân công công việc và đảm bảo nhân sự cấp dưới thực hiện đúng theo nhiệm vụ cần làm của họ.
Quản lý: Là vị trí CAO HƠN, cấp trên của giám sát. Nếu như giám sát chỉ làm nhiệm vụ là đảm bảo công việc của các nhân viên cấp dưới diễn ra trơn tru, thì người quản lý có trách nhiệm vạch ra những điều đó. Ngoài ra, quyết định của người quản lý còn ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, chi phí và hoạt động lâu dài của cửa hàng. Nói cách khác, người quản lý là người vẽ ra, người giám sát là người đảm bảo nhân viên dưới mình thực thi đúng những gì đã được vẽ.
Nhìn vào những ý trên, có thể thấy, người quản lý chịu trách nhiệm trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của cửa hàng. Sản phẩm ra sao, phát triển như thế nào, quản lý các nguồn lực về tài chính, vật chất hay nhân sự đều do quản lý sắp đặt. Cho nên, những nhà quản lý cần có cái nhìn sâu sắc và hiểu biết về các hoạt động rộng lớn hơn của cả cửa hàng.
Đọc xong khái niệm rồi, bạn có thấy là bạn đang nhầm lẫn giữa “giám sát” và “quản lý” không?
Hầu hết mọi người đều nhầm hai khái niệm này. Thuê một người về làm vị trí quản lý, những thực chất công việc chỉ là giám sát. Người quản lý cửa hàng, không ai khác là chính bạn. Trừ khi bạn giao toàn bộ việc kinh doanh cửa hàng cho một người, người đó đưa định hướng, vạch ra kế hoạch, tính dự toán… và đề xuất lên cho bạn xét duyệt. Sau mỗi khoảng thời gian định kỳ, bạn đọc báo cáo dữ liệu với các con số, đánh giá tình hình kinh doanh. Thì người đó mới được gọi là quản lý.
Nhưng các mô hình quán hiện nay, rất khó để tìm một người đủ năng lực làm điều đó. Việc thuê quản lý thích hợp với những chủ quán coi việc kinh doanh đồ uống chỉ là MỘT TRONG NHỮNG nguồn thu của họ, hoặc họ quá bận để có thể điều phối toàn bộ cửa hàng.
Trên thực tế, một số chuỗi đã làm đúng như vậy, cửa hàng trưởng – quản lý cửa hàng, là người chịu trách nhiệm trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, lỗ lãi của cửa hàng. Kế hoạch kinh doanh ban đầu đưa ra, cửa hàng có đạt đủ chỉ tiêu hay vượt hay không đạt, cẳ hàng trưởng đều có trách nhiệm phải giải trình. Chủ đầu tư sẽ xem xét và đánh giá năng lực qua những con số và báo cáo.
TẠI SAO CẦN NHÌN NHẬN LẠI?
Vì nó sẽ làm đánh tráo khái niệm, làm cho những nhân sự ứng tuyển vào vị trí thực chất chỉ là “giám sát” thì lại thành “quản lý”, từ đó làm hai chữ “quản lý” bị hiểu sai, hạ thấp mô tả công việc đúng nghĩa của “quản lý”. Hệ lụy là những nhân sự tưởng rằng mình đủ năng lực quản lý cửa hàng, nói một cách hơi gắt, sẽ bị “ảo tưởng” về trình độ bản thân, dần dà kéo chất lượng nhân sự ngành đi xuống.
Bạn nghĩ sao về điều này?
________________________________
Toong Center - Set up và Đào tạo kinh doanh đồ uống Việt
Địa chỉ: LK 04 khu nhà ở Thương mại Hoàng Gia, phường Quang Trung, quận Hà Đông, Tp. Hà Nội.
Hotline: 090 321 3883
Email: [email protected]
Fanpage: Toong Center - Set up và Đào tạo kinh doanh đồ uống Việt