Phân bổ tỷ lệ chi phí mở quán ban đầu
Mở quán cafe là một lựa chọn kinh doanh hấp dẫn cho nhiều người với mong muốn tạo ra một không gian thư giãn, tạo nên cảm giác gần gũi, thân thiện cho khách hàng. Tuy nhiên, để khởi nghiệp thành công thì chi phí mở quán cafe là một trong những vấn đề quan trọng cần được tính toán và lên kế hoạch kỹ càng. Trong bài viết này, Toong Center sẽ đề cập đến các chi phí cần thiết để mở một quán cafe, từ chi phí thiết kế, trang trí, mua sắm đến chi phí hoạt động và quản lý.
1. Chi phí thiết kế, cải tạo mặt bằng và nội thất, trang trí quán
Trong quá trình thiết kế và trang trí quán cafe, chi phí sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như diện tích, kiểu dáng và phong cách thiết kế, vật liệu sử dụng, cũng như sự tinh tế và sáng tạo của người thiết kế. Theo thống kê, chi phí cho việc thiết kế và xây dựng cải tạo một quán cafe đã có khung nhà hoàn chỉnh mà không phải xây mới từ đất trống nên chiếm khoảng 10% tổng vốn.
Đầu tiên, bạn cần tìm một kiến trúc sư hoặc nhà thiết kế nội thất chuyên nghiệp để tham khảo ý tưởng và tư vấn chi phí. Nếu bạn có kinh nghiệm và kỹ năng trong lĩnh vực này, bạn có thể tự thiết kế và trang trí quán cafe của mình. Tuy nhiên, nếu bạn muốn quán của mình đẹp, tiện nghi và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì việc tìm một nhà thiết kế chuyên nghiệp là cần thiết. Chi phí cho việc trang trí và bố cục nội thất cũng nên chiếm khoảng 30% tổng vốn.
Như vậy hai khoản trên sẽ chiếm khoảng 40% tổng vốn của bạn.
2. Chi phí mua sắm trang thiết bị quầy bar
Mua sắm trang thiết bị quầy bar là một phần quan trọng của chi phí mở quán cafe. Các thiết bị cần thiết bao gồm máy pha cà phê, máy xay cà phê, máy xay sinh tố, máy ép hoa quả, tủ lạnh, tủ cấp đông, máy đun nước nóng, dụng cụ pha chế và các thiết bị đặc thù khác tùy mô hình có thể kể tới như máy làm kem, máy định lượng đường, tủ bánh ngọt... Cho tới các vật dụng để phục vụ khách hàng như cốc, thìa, đĩa... cũng cần được liệt kê và tính toán mua đủ số lượng cần thiết cho công suất tối đa của quán.
Một số sản phẩm đắt tiền như bộ máy pha cà phê chuyên nghiệp có giá từ 50 triệu đồng trở lên. Cùng với các máy móc và dụng cụ khác, chi phí này sẽ chiếm khoảng 10% tổng vốn đầu tư.
3. Chi phí xây dựng nhận diện mà marketing thương hiệu
Chi phí xây dựng nhận diện và marketing thương hiệu cho quán cà phê là một phần quan trọng trong việc thành công của một quán cà phê. Nhận diện thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc giúp khách hàng nhận ra và ghi nhớ thương hiệu của bạn. Marketing thương hiệu cũng rất quan trọng để thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ.
Về chi phí xây dựng nhận diện thương hiệu, đó có thể là một chi phí lớn ban đầu, nhưng đó là một khoản đầu tư quan trọng cho tương lai của quán cà phê của bạn. Một trong những chi phí lớn nhất là việc thiết kế và in ấn logo, menu, bao bì và các vật dụng khác có chứa logo của quán cà phê. Ngoài ra, bạn cũng cần phải tính toán chi phí cho việc thiết kế và in ấn các tài liệu tiếp thị, như tờ rơi, banner, poster, quảng cáo trực tuyến và nhiều hơn nữa. Chi phí này nên chiếm khoảng 5% tổng vốn.
4. Các chi phí khác
Ngoài những chi phí chính ở trên, có một số các chi phí khác cần tính đến khi mở quán cà phê như: chi phí thuê mặt bằng kỳ hạn đầu, chi phí cho các vật tư tiêu hao như giấy ăn, cốc một lần,... chi phí giấy tờ pháp lý, chi phí vận chuyển và các chi phí phát sinh không lường trước. Các khoản chi này nên chiếm khoảng 15% trong tổng chi phí khi mở quán cà phê.
5. Chi phí dự phòng rủi ro.
Trong quá trình kinh doanh, việc phải đối mặt với những rủi ro là điều không thể tránh khỏi. Để tránh rủi ro và giảm thiểu tác động tiêu cực đến doanh nghiệp, các nhà kinh doanh phải có một kế hoạch dự phòng rủi ro. Điều này cũng đúng khi mở quán cà phê. Một số chi phí dự phòng rủi ro khi mở quán cà phê có thể kể tới như: Chi phí phát triển sản phẩm mới; Chi phí thay thế thiết bị; Chi phí đào tạo nhân viên mới; thuê mặt bằng tăng giá; hoặc đơn giản là có những khoảng thời gian thấp điểm mà doanh thu không đủ bù cho chi phí, lúc đó bạn phải sử dụng đến khoản ngân sách này. Mục này sẽ chiếm 30% tổng vốn. Về bản chất bạn chưa cần sử dụng ngay đến nó, nhưng vẫn cần chuẩn bị để sẵn sàng chi trả cho những khoản chi trong tương lai.
Dựa vào các ý trên, Toong Center đã phân bổ chi phí cơ bản cho một quán cà phê 100m2 như sau:
Bảng tính trên chỉ là minh họa, mức độ phân bổ sẽ phụ thuộc vào các điều kiện thực tế của mỗi địa điểm cũng như thời điểm khác nhau. Các hạng mục cũng sẽ biến động tùy theo chủng loại, mẫu mã của vật tư bạn lựa chọn. Tuy nhiên bạn có thể thấy các con số phân bổ bù trừ cho nhau và không dao động quá nhiều.