16/08/2021

Quán cà phê có nên bán đồ uống trên Food App hay không?

Kinh doanh đồ uống luôn là thị trường sôi động và xuất hiện xu hướng mới, mô hình kinh doanh liên tục. Nền tảng giao đồ ăn trực tuyến tiêu biểu như Grab, be, Gojek, Shopee Food đang ngày càng phát triển và dồn lực xây cộng đồng người dùng. Vậy một quán cà phê có nên bán đồ uống trên Food App hay không? Cùng Toong phân tích và đi tìm câu trả lời dưới đây nhé

Food App là gì? Cách vận hành như thế nào? 

Food App hay ứng dụng giao đồ ăn/uống là các hệ sinh thái kết nối giữa quán ăn, quán cà phê với khách hàng. Những nền tảng này hoạt động theo mô hình từ ứng dụng đến đối tác, từ đối tác đến khách hàng. Với hệ thống người dùng cực kỳ lớn và những chương trình khuyến mãi liên tục, kinh doanh đồ uống trên food app giúp các hàng quán tăng doanh thu và độ phụ thương hiệu vô cùng ấn tượng. 

Nhờ đó, Food app là một kênh bán online, takeaway được ưa chuộng bậc nhất của các chủ quán. Tuy nhiên, trước khi cân nhắc có nên bán đồ uống trên food app hay không, bạn cần tìm hiểu kỹ về cách vận hành cũng như cách để hoạt động hiệu quả trên những kênh này. 

 

 

Đầu tiên, bạn cần xác định trước mức chiết khấu bạn phải mất dành cho gian hàng. Mức phí này dao động từ 20 – 25% doanh thu. Có nghĩa là 100.000vnd bán được bạn chỉ thu về từ 75 – 80.000vnd. Có rất nhiều cửa hàng sau khi trừ đi mức phí chiết khấu, lợi nhuận còn lại bằng 0, thậm chí là âm. 

Ngoài ra, để lên được top gian hàng, bạn cần phải tham gia các chiến dịch giảm giá và chi phí quảng cáo cho nền tảng. Mỗi quán ở địa điểm, ngành hàng khác nhau sẽ có mức chi phí khác nhau. Bạn có thể liên hệ trực tiếp với nền tảng để nắm chi tiết về trường hợp của quán mình và các quy trình tham gia chiến dịch. 

Có nên bán đồ uống trên Food App không?

Để trả lời câu hỏi này, bạn nên cân nhắc về kế hoạch tổng thể và mục tiêu của quán mình khi tham gia vào những Food App này. Bạn muốn có thêm lợi nhuận hay chỉ muốn lấp đầy giờ trống và tăng độ phủ cho quán trên các nền tảng trực tuyến? 

Nếu mục tiêu của bạn nằm ở tăng doanh số bán, đồng thời hướng đến tăng lợi nhuận, hãy tính toán các phần chi phí thật kĩ lưỡng để không rơi vào cảnh “càng bán càng lỗ”. Rất nhiều quán khi niêm yết trên ứng dụng đã tăng giá bán từ 5 - 10% để bù chi phí nền tảng và vật tư tiêu hao (cốc, thìa nhựa) cho đơn hàng ship đi. 

 

 

Ngược lại, nếu bạn chỉ cần lấp giờ trống đồng thời cho quán đứng top để tiếp cận càng nhiều khách hàng càng tốt, bạn hãy nhờ sale tư vấn thêm các chương trình khuyến mại, các chiến dịch đẩy top, bộ sưu tập theo tuần/ tháng của app. Tận dụng những đợt sóng đó để đi lên, kết hợp thêm chính sách giá tốt sẽ giúp bạn chuyển đổi tốt. 

Tuy nhiên, dù mục tiêu là gì, Toong vẫn khuyên bạn nên để ở mức hòa vốn khi tính cả vận hành, nhân sự hoặc nếu chịu lỗ cũng hãy đưa ra mức chặn trên để không vượt quá ngân sách của quán. Bán hàng trên food app vừa là cơ hội, vừa là thách thức rất lớn mà bạn - chủ quán, người đứng đầu - cần cân đối thật kỹ lưỡng.   

Gợi ý những kênh bán đồ uống online, takeaway hiệu quả 

Bán đồ uống trên online trên facebook 

Facebook là một kênh owned media - kênh truyền thông bạn hoàn toàn kiểm soát, phân phối nội dung miễn phí, quảng cáo với chi phí linh hoạt. Nếu bạn đã có fanpage được chăm chút, hãy tận dụng nó để bổ sung những nội dung bán hàng và có thể chạy quảng cáo để tiếp cận được nhiều hơn trong khu vực lân cận. Nếu chưa có, hãy bắt đầu xây dựng từ bây giờ với bí kíp Toong đã chia sẻ tại đây bạn nhé.

Xây dựng app/ website đặt hàng riêng 

Lợi thế lớn nhất của những kênh này là tính chuyên nghiệp, hệ thống đo lường chi tiết. Chủ quán nắm được hoàn toàn quyền kiểm soát về nội dung và các chiến dịch thực thi theo kế hoạch của quán. Tuy nhiên, chi phí để xây và thu hút người dùng sẽ rất lớn nên kênh này thường dành cho những quán có hệ thống, doanh thu ổn định. 

 

Chăm sóc khách hàng là chìa khóa tăng chuyển đổi 

Để tăng doanh thu, các chủ quán thường nghỉ đến chuyện mở rộng tệp khách mới, thêm những kênh bán hàng nhưng lại vô tình bỏ qua tài sản quý giá: tệp khách hàng hiện tại. Sẽ dễ dàng hơn nhiều cho bạn khi thuyết phục những người đã có trải nghiệm tốt, tiếp tục mua hàng của quán để mang về hoặc ship đi. Toong gợi ý bạn có thể dùng phương thức telesale, tặng phiếu ưu đãi freeship, khung giờ vàng,... cho riêng những khách hàng thân thiết.  

Food App có lợi thế rất lớn về vốn, người dùng, các chiến dịch giảm giá sâu và liên tục. Nó giúp quán có thể nhanh chóng đạt được độ phủ, lượng đơn lớn nhưng đồng thời cũng kéo quán vào cuộc đua cạnh tranh về giá khốc liệt. Để quyết định mình có nên bán đồ uống trên Food App không, trước hết bạn cần xác định mục tiêu rõ ràng, tính toán kĩ lưỡng chi phí để đạt được hiệu quả tốt nhất với quán của mình. Chúc bạn thành công và đừng quên theo dõi Toong tại địa chỉ dưới đây nhé:

Địa chỉ: LK 04 khu nhà ở Thương mại Hoàng Gia, phường Quang Trung, quận Hà Đông, Tp. Hà Nội. 

Hotline: 090 321 3883 Email: [email protected]

Fanpage: Toong Center - Set up và Đào tạo kinh doanh đồ uống Việt

Bài viết liên quan

scrolltop