30/03/2025

So sánh trà pha máy và trà truyền thống

Công nghệ đang len lỏi nhanh chóng vào từng lĩnh vực và ngành F&B cũng không ngoại lệ. Nổi bật trong thời gian gần đây chính là mô hình trà pha máy. Trà pha máy đem đến nhiều ưu điểm nổi bật về sự ổn định chất lượng đồ uống, hương vị tinh tế & tối ưu vận hành cho nhiều chủ quán. Nhưng liệu trà pha máy có thể thay thế hoàn toàn phương pháp pha trà truyền thống hay không? Hay đây chỉ là một xu hướng nhất thời?

Trong bài viết này, Toong Center sẽ giúp bạn phân tích và so sánh trà pha máy với trà pha truyền thống, từ đó mang đến góc nhìn toàn diện hơn về tiềm năng của mô hình này, đặc biệt dành cho các chủ quán đang tìm kiếm hướng đi tối ưu trong kinh doanh đồ uống.

Định nghĩa trà pha máy và trà pha truyền thống

Trà pha máy Teapresso

Trà pha máy, hay còn gọi là teapresso, là phương pháp sử dụng máy pha áp suất cao để chiết xuất trà. Cách làm này tương tự như máy pha espresso trong ngành cà phê, giúp rút ngắn thời gian ủ trà nhưng vẫn giữ được hương thơm vị đậm đà và tinh chất từ lá trà. 

Trà pha truyền thống

Trà pha truyền thống là phương pháp ủ trà bằng nước nóng theo cách thủ công, có thể sử dụng ấm chuyên dụng hoặc các phương pháp ủ lạnh tùy vào loại trà và đồ uống. Trên thị trường hiện nay, hầu hết các quán đang thường sử dụng phương pháp ủ trà truyền thống này để ứng dụng trong menu quán.

So sánh trà pha máy và trà pha truyền thống

1. Quy trình pha chế

Mỗi phương pháp pha trà đều có quy trình riêng biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đồ uống, tính ổn định, và hiệu suất vận hành. Dưới đây là sự khác biệt trong quy trình pha chế giữa trà pha máy và trà pha truyền thống.

  • Trà pha máy

Trà pha máy sử dụng máy pha trà tự động, lập trình sẵn các thông số quan trọng như nhiệt độ nước, thời gian ủ trà, áp suất chiết xuất để đảm bảo mỗi lần chiết xuất trà có chất lượng đồng nhất. 

Do được máy móc hỗ trợ nên việc chiết xuất trà không phụ thuộc vào tay nghề nhân viên, đảm bảo hương vị ổn định. Đồng thời giúp quán giảm thiểu sai sót, kiểm soát chất lượng trà tốt hơn.

  • Trà pha truyền thống

Trà pha truyền thống là phương pháp thủ công, đòi hỏi người pha phải có kiến thức về trà, hiểu rõ từng loại nguyên liệu để điều chỉnh nhiệt độ nước, thời gian ủ, và tỷ lệ pha sao cho đạt được hương vị tốt nhất.

Phương pháp pha trà truyền thống mang đến hương vị trà đặc trưng của từng quán do ảnh hưởng bởi kỹ thuật của người pha trà. Người pha trà có thể tùy chỉnh hương vị sâu hơn để phù hợp với khẩu vị khách hàng mục tiêu.

2. Thời gian pha chế

Đối với trà pha máy, thời gian chiết xuất trà từ ủ đến có được trà chiết xuất rất nhanh, chỉ khoảng từ 30s đến 2 phút. Tuy nhiên thời gian để có được một ly trà sữa hoặc trà hoa quả thành phẩm sẽ lâu hơn vì chỉ khi khách hàng order thì trà mới bắt đầu được pha.

Đối với trà pha truyền thống, thời gian ủ trà sẽ lâu hơn. Tuy nhiên thời gian pha chế để thành phẩm trà sẽ nhanh hơn vì thông thường người pha chế sẽ ủ sẵn trà trước đó và bảo quản. Khi có khách order, trà sẽ được tiến hành pha chế với các nguyên liệu khác và phục vụ theo nhu cầu của khách hàng.

3. Hương vị thành phẩm

Một trong những yếu tố quan trọng khi pha trà là sự ổn định về hương vị và chất lượng trong mỗi lần pha chế. Đây là điểm khác biệt rõ rệt giữa trà pha máy và trà pha truyền thống.

Trà pha máy

- Chất lượng đồng nhất: Mỗi lần chiết xuất đều có độ đậm nhạt ổn định, không bị ảnh hưởng bởi tay nghề nhân viên. - Giữ trọn hương vị: Công nghệ gia nhiệt và áp suất tối ưu giúp giữ được hương thơm tự nhiên của trà. - Hương vị tươi mới, thanh nhẹ: Nhờ thời gian chiết xuất ngắn, trà không bị đắng chát mà vẫn dậy hương trà rõ rệt.

Trà pha truyền thống

- Hương vị trà thủ công có vị đậm rõ, nổi bật các tính chất đặc trưng của trà là chát và đắng, đậm rõ ở đây là đậm chất trà không phải đậm hương như trà pha máy.  - Người pha cần kiểm soát nhiệt độ nước, thời gian ủ, và tỷ lệ trà, nếu sai sót sẽ ảnh hưởng đến chất lượng. Ngoài ra kỹ thuật của nhân viên pha chế cũng đóng vai trò quan trọng. Nếu nhân viên không chú ý đến thao tác, đong đếm không chính xác hoặc thực hiện không đồng đều giữa các lần pha, chất lượng trà giữa các ly có thể bị chênh lệch. Điều này dẫn đến hương vị không ổn định, ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng và chất lượng tổng thể của quán.

4. Chi phí đầu tư

Chi phí đầu tư là một yếu tố quan trọng mà các chủ quán cần cân nhắc khi lựa chọn phương pháp pha chế. Dưới đây là sự khác biệt về chi phí đầu tư ban đầu và chi phí vận hành lâu dài giữa trà pha máy và trà pha truyền thống.

Trà pha máy

- Chi phí đầu tư ban đầu cao: Máy pha trà chuyên dụng có giá từ vài chục đến vài trăm triệu đồng, tùy vào công suất và thương hiệu. Kèm theo chi phí bảo trì định kỳ và thay thế linh kiện sau một thời gian sử dụng.

- Tiết kiệm chi phí nhân sự & nguyên liệu: Tuy chi phí đầu tư ban đầu cao, nhưng trà pha máy cũng mang lại nhiều lợi ích vượt trội cho chủ quán. Bao gồm:

+ Giảm thiểu số lượng nhân viên pha chế do máy vận hành tự động. + Hạn chế thất thoát nguyên liệu nhờ vào việc máy pha trà có thể kiểm soát tỷ lệ nước - trà chính xác, tránh lãng phí.

Trà pha truyền thống

So với trà pha máy, trà pha truyền thống có chi phí đầu tư ban đầu thấp. Chủ quán chỉ cần dụng cụ pha chế cơ bản như bình ủ, rây lọc, giúp tiết kiệm chi phí ban đầu. Tuy nhiên trà pha truyền thống cũng có thể gây tốn kém hơn về lâu dài khi: - Chất lượng pha chế phụ thuộc vào tay nghề nhân viên, nếu không ổn định dễ gây lãng phí nguyên liệu. - Cần đào tạo nhân viên pha chế chuyên nghiệp, dẫn đến chi phí vận hành cao hơn và khó thay thế nhân sự hơn.

Xem thêm: Hướng dẫn cách pha trà sữa đậm vị

5. Độ phù hợp với mô hình kinh doanh

Tùy vào đối tượng khách hàng, mô hình quán, và định hướng thương hiệu, các chủ quán có thể lựa chọn phương pháp pha chế phù hợp. Dưới đây là sự khác biệt về độ phù hợp giữa trà pha máy và trà pha truyền thống.

Trà pha máy - tối ưu vận hành, hợp xu hướng hiện đại

Phù hợp với quán có nhân sự ít, cần tối ưu hóa vận hành: Máy pha trà tự động giúp giảm số lượng nhân viên pha chế, tiết kiệm chi phí vận hành. Đồng thời thao tác pha máy cũng dễ dàng đào tạo nhân viên mới, khắc phục vấn đề đào tạo nhân viên mới.

Phù hợp với khách hàng thành phố, yêu thích vị thanh nhẹ, tinh tế: Hương vị trà tươi mới, thanh nhẹ, ít bị đắng chát, phù hợp với khách hàng có gu thưởng thức tinh tế.

Trà pha truyền thống - phù hợp khách hàng yêu thích hương vị đậm đà

Các khu vực có thị hiếu đồ uống đậm vị, ngọt, béo, như nhiều vùng tại Việt Nam, có thể vẫn ưu tiên phương pháp này. Đồng thời khi mô hình trà olong đậm vị vẫn đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay, trà pha theo phương pháp truyền thống đang vô cùng được lòng khách hàng.

Tóm lại: Trà pha máy và trà pha theo phương pháp truyền thống phù hợp với từng quy mô, chi phí đầu tư và tệp khách hàng mà chủ quán hướng đến. Nếu trà pha máy phù hợp với quán hiện đại, hướng đến khách hàng thích sự tinh tế, thanh nhẹ, thì trà pha truyền thống hợp với quán trà sữa đậm vị hoặc truyền thống và khách hàng yêu thích khẩu vị đậm trà, ngọt, béo hơn. Tùy theo định hướng quán và sở thích khách hàng mục tiêu, chủ quán có thể cân nhắc phương pháp phù hợp để tối ưu hiệu quả kinh doanh. 

Xem thêm: Giải mã ưu nhược điểm của trà pha máy

Trà pha máy liệu có phải là xu hướng nhất thời?

Trong những năm gần đây, thị hiếu của người tiêu dùng trong lĩnh vực trà sữa và đồ uống pha chế đang có sự thay đổi đáng kể. Hai yếu tố quan trọng nhất tác động đến xu hướng này chính là hương vị và ứng dụng công nghệ trong pha chế.

Khách hàng ngày càng có gu và chuộng hương vị trà tinh tế, thanh nhẹ với hương trà nồng đượm.

Sự phát triển của công nghệ giúp ngành pha chế bước vào một giai đoạn mới, trong đó máy pha trà tự động đóng vai trò quan trọng. Trà pha máy không chỉ giúp tối ưu vận hành, mà còn mang lại trải nghiệm hương vị đồng nhất, đáp ứng tốt xu hướng mới của người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, máy pha trà có thể áp dụng với nhiều loại trà như trà ô long, lục trà, hồng trà, trà nhài, giúp chủ quán mở rộng menu dễ dàng. 

Tóm lại, trà pha máy không phải là một “trend” theo kiểu một món, hai món hot rồi biến mất, mà nó là một phương pháp pha chế hoàn toàn mới. Không giống với các loại đồ uống theo mùa, trà pha máy là một phương pháp giúp tạo ra nhiều món khác nhau từ một nền tảng chung. Một phương pháp pha chế sẽ cần thời gian để thích nghi, ứng dụng và phát triển, nhưng khi đã trở thành tiêu chuẩn, nó sẽ không dễ dàng biến mất. Trà pha máy cũng vậy, không phải trào lưu ngắn hạn mà là một bước tiến mới trong ngành pha chế. 

Khóa học trà pha máy chuyên nghiệp đầu tiên từ Toong Center

Sự thay đổi trong ngành F&B diễn ra nhanh chóng, nhưng không phải ai cũng nhận ra ngay lập tức. Những chủ quán nhạy bén sẽ đọc vị được sự phát triển của thị trường địa phương, đi trước làn sóng để chiếm lợi thế. Toong Center mang đến cho chủ quán khóa học pha chế trà pha máy chuyên nghiệp đầu tiên trên thị trường. 

Khóa học trang bị cho chủ quán:

- Kiến  thức toàn cảnh về mô hình trà pha máy và cơ hội phát triển trong mô hình này. - Kiến thức chuyên sâu về các loại máy pha trà, giúp chủ quán đầu tư đúng mực, phù hợp ngân sách và điều kiện kinh doanh. - Hướng dẫn cách xây dựng hồ sơ pha trà khác nhau, tối ưu về hương vị để phù hợp với khách hàng mục tiêu. - Tiếp cận nhiều loại cốt trà, phong phú danh sách trà của chủ quán. - Thực hành tới gần 30 đồ uống độc đáo từ trà bao gồm trà sữa, trà phủ kem, trà hoa quả,... làm menu phong phú, thu hút khách hàng mục tiêu.

Sau khóa học, chủ quán có thể dễ dàng đánh giá sự phù hợp của trà pha máy với mô hình quán hiện tại hoặc có nên đầu tư phát triển theo mô hình này hay không. Đồng thời biết cách đánh giá, đầu tư và sở hữu cho mình một menu độc bản với danh sách trà phù hợp cho quán cũng như khách hàng mục tiêu.

Liên hệ ngay Toong Center theo hotline 090 321 3883 hoặc inbox Fanpage để được giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến khóa học và kiến thức kinh doanh trà pha máy bạn nhé!

Bài viết liên quan

scrolltop